Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Đảng và Chính Phủ oánh nhau


Đảng theo Tàu, Chính Phủ theo bọn độc tài lợi ích nhóm. Nhân dân ta một cổ hai tròng. Tròng nào cũng khốn nạn cả.

Chính phủ thì cướp đất mọi nơi, độc quyền, lũng đoạn giá cả thị trường...

Đảng bán tài nguyên, chủ quyền, rước ngoại bang vào xâu xé nhân dân ta dưới mọi hình thức kinh doanh, sản xuất, chữa bệnh, khai thác...

Lúc quân Tàu xâm chiếm biển của ta, Chính Phủ cười nhạt mặc mẹ cho Đảng mất uy tín với nhân dân. Vì Đảng với Tàu là anh em. Giờ Tàu nó chiếm biển đảo thì Đảng ê mặt với nhân dân. Chính phủ cứ lờ lớ lơ kiếm chác. Thỉnh thoảng Chính Phủ ra vẻ được việc bắt mấy thằng vu là phản động để giữ chế độ (mà Đảng và Chính Phủ chung một bà mẹ là chế độ) làm hài lòng Đảng. Chính phủ vẽ lên bao thế lực thù địch khiến bao người bị bắt oan, làm vật tế thần cho Chính Phủ lập công với Đảng. Thậm chí Chính Phủ cấp dưới và Đảng cấp dưới suốt ngày say mê đi tìm tòi, vạch cỏ để tìm phản động hay thế lực thù địch làm mục đích chung sống đi cùng đường với nhau.

Giờ Tàu nó chính thức chiếm biển đảo Việt Nam. Đảng muối mặt với nhân dân vì chuyện anh em với bọn cướp nước. Nhìn sang Chính Phủ đéo giúp được gì, lại nhẩn nha thằng nào thằng nấy tích cóp tính chuyện cao chạy xa bay. Làm gì mà Đảng không tức. Bố mày mang tiếng còn mày được miếng.

Thế là Đảng rút dao xiên cho Chính Phủ mấy nhát, lòi ra một lũ cơ hội, béo núc. Thằng nào thằng nấy giàu ngất ngưởng toàn ngồi trên núi tiền. Dân nghèo hả dạ, uy tín Đảng lại lên. Thôi thì chuyện biển đảo còn xa, bàn đến lại là vi phạm quan hệ, chia rẽ khối đoàn kết CNXH. Giờ có mấy thằng tham nhũng bị đâm, thế là cũng hài lòng rồi. Đời có khi nào được hả dạ thế này đâu.?

 Dũng Bựa cầm đầu Chính Phủ giở đòn hèn nâng giá điện, xăng và các mặt hàng thiết yếu. Ngầm phá hoại tiền tệ để chứng khoán giảm sút, tiền mất giá, lạm phát để dân bất bình. Lại còn bắn tin là EVN nợ còn nhiều hơn gấp mấy Vinasin. Ý là giờ mà Chính Phủ làm sao thì loạn, Trạng chết Chúa cũng băng hà. Như thế là hèn, không có đòn nào đánh lại Đảng. Quay ra ép dân để dân oán chế độ (mẹ chung của cả hai).

Không ưa Đảng, nhưng Chính Phủ loại Dũng Bựa cầm đầu rõ ràng chỉ lấy dân làm vật kiếm chác, lúc chiến sự lại mang dân đen ra làm thí nghiệm. 
 
Theo: http://danoan2012.blogspot.com

Xoay quanh vụ Bắt bầu Kiên!

 

Dưới cái tít gọn, mạnh như một ngọn roi quất, báo Tuổi
Trẻ là tờ báo chính thống đưa tin sớm nhất (9H15 sáng 21.8,
theo ghi nhận của trang Ba Sàm) về một vụ bắt người thoạt
trông chỉ có tính cách kinh tế, nhưng đã làm chấn động làng
báo trong nước, cả chính thống và "ngoài luồng" - một số
blog đã đưa tin này từ chiều hôm trước -, lan tới cả một
số cơ quan ngôn luận nước ngoài quan tâm đến Việt Nam. Lý do
của cơn sốt truyền thông này dĩ nhiên nằm ở vị thế, tính
cách của nhân vật chính, ông Nguyễn Đức Kiên còn gọi là
Bầu Kiên vì vai trò của ông đối với bóng đá Việt Nam:
sáng lập viên kiêm phó chủ tịch hội đồng quản trị Công
ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), chủ tịch
Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB...

Nhưng, dù bóng đá có là môn "thể thao vua" ở Việt Nam chăng
nữa thì việc một ông bầu bị bắt chẳng thể tạo ra một
cơn chấn động truyền thông tới mức vụ việc đã làm
nóng phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ở
buổi họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong cùng ngày,
buộc Thống đốc Nguyễn Văn Bình phải giải
trình vụ bầu Kiên bị bắt, như báo các báo VietnamNet và
VnExpress giật tít. Nhất là, theo Cơ quan Cảnh sát Điều tra thì
lý do bắt chỉ liên quan tới việc ông Kiên thành lập ba công
ty con (của Ngân hàng cổ phần ACB mà ông này nguyên là Phó
chủ tịch Hội đồng sáng lập) và 3 công ty này đã "kinh doanh
trái phép". Nếu chỉ có thế thì khó lòng lý giải tại sao
thị trường chứng khoán "rúng động" hay "đang rơi tự do" khi
được tin ông Kiên bị bắt - như các báo của Đất Việt và
PetroTimes đưa tin.

Hiển nhiên, vị thế và ảnh hưởng của vị đại gia "rất
kín tiếng" này vượt xa Ngân hàng ACB, ngân hàng mà ông nắm
giữ một lượng cổ phiếu được coi là có trị giá là 759,6
tỷ đồng trong năm 2011, đứng thứ 14 trong top 100 nhà đầu tư
giàu nhất trên sàn chứng khoán. Bài báo <a
href="http://baodatviet.vn/Home/kinhte/Bau-Kien-nam-giu-bao-nhieu-co-phan-o-cac-ngan-hang-Viet-Nam/20128/229393.datviet">Bầu
Kiên nắm giữ bao nhiêu cổ phần ở các ngân hàng Việt Nam?
trên tờ Đất Việt cho biết: "Ông Nguyễn Đức Kiên (bầu
Kiên) không chỉ nắm giữ cổ phiếu của ngân hàng ACB, mà theo
tin không chính thức, còn có cổ phần ở Eximbank, Kiên Long,
Vietbank, Đại Á... Nói về bầu Kiên... chỉ có thể khẳng
định rằng, ông rất giàu và tầm "phủ sóng" trên nhiều lĩnh
vực, từ ngân hàng, du lịch, may mặc... tới bóng đá."
Nhưng bài này, cũng như bài ""http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/85368/bau-kien----ong-trum--cac-ngan-hang-viet-nam.html"Bầu
Kiên: Giàu từ ngân hàng, nổi danh nhờ bóng đá" của tờ
Nhịp cầu đầu tư, đăng lại trên VietnamNet, cũng như các bài
trên Tuổi Trẻ, Thanh Niên v.v., các báo chính thống, không nói
gì tới các mối quan hệ giúp cho vị đại gia
đầu bạc, mới 48 tuổi này có được những thành quả nói
trên.

Các blog "lề trái" như Phạm Viết Đào, Mai Xuân Dũng, Xuân
Việt Nam, hay một blog có nguồn khá bí ẩn "Quan làm báo", đưa
nhiều thông tin khó kiểm chứng về các mối quan hệ đó, mà
chủ yếu là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy nhiên,"http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/08/120821_nguyenduckien_arrested.shtml">bản
tin của BBC về việc ông Kiên bị bắt đưa ra hai sự kiện
có thực:

Việc ông mời đích danh Thượng tướng công an Nguyễn Văn
Hưởng, cố vấn an ninh và tôn giáo cho Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng, làm cố vấn cho VPF hồi cuối năm ngoái đã gây nhiều
đồn đoán.

Đầu năm nay, báo Thể thao 24h đưa tin ông Nguyễn Đức Kiên
cùng một số lãnh đạo VPF ăn tối với Thủ tướng suốt ba
tiếng đồng hồ và sau đó 'lật ngược tình thế' trong cuộc
chiến bản quyền Giải Bóng đá quốc gia với Liên đoàn Bóng
đá VN (VFF) cùng Tập đoàn truyền thông An Viên (AVG). Bản tin
của báo này nhanh chóng bị can thiệp phải gỡ bỏ. Báo Thể
thao 24h sau đó phải cải chính và xin chịu kỷ luật sau khi
đăng thông tin 'bịa đặt' về bữa ăn tối nói trên.

Về sự kiện thứ hai, Bản tin thứ ba 21.8 của Anh Ba Sàm đã
nhắc lại một bài viết của mình ngày 13.1.2012, mang nhan đề
<a
href="https://anhbasam.wordpress.com/2012/01/16/647-chuyen-cac-dai-gia-bong-da-moi-com-thu-tuong-la-bia-dat/">Chuyện
các "đại gia" bóng đá mời cơm Thủ tướng là bịa đặt
?, dẫn một bài của báo Thể thao&Văn hoá cùng ngày trong
đó có in bản scan chụp công văn của VPF gửi ngày hôm trước
tới các đài truyền hình VTV, VTC, các đài địa phương cũng
như các ban tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp hay các
địa phương, mà câu đầu là: "Thực hiện chỉ đạo của
Thủ tướng trong buổi làm việc với lãnh đạo HĐQT Công ty VPF
ngày 11/1/2012…"!

Một người am hiểu tình hình trong nước, khi được hỏi về
ý nghĩa của việc bắt giữ một nhân vật quyền thế như vậy
trong tình hình đấu tranh nội bộ hiện nay (thể hiện qua đợt
"phê và tự phê" trong bộ chính trị cuối tháng 7 vừa rồi),
đã nhắc chúng tôi tiền lệ Vinashin cho thấy vẫn có khả năng
chính thủ tướng là người đứng sau vụ bắt này, "nhằm
kiểm soát tình hình". Nhưng bên cạnh đó, người ta cũng
có thể ghi nhận, một thông tin trên "http://caunhattan.wordpress.com/2012/08/21/bat-nguyen-duc-kien-duoc-bo-truong-ca-giu-tuyet-mat/">blog
Cầu Nhật Tân "Việc bắt giam và điều tra Kiên
"bạc" được giao cho Tổng cục Cảnh sát của tướng Vĩnh
"chột" chứ không do An ninh điều tra làm. Như vậy, có lẽ
sẽ tránh được ảnh hưởng của bên an ninh mà tướng Hưởng
còn nhiều quyền uy. Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng,
kế hoạch đánh án Kiên "bạc" được Ban chuyên án chuẩn
bị và tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên Viện Kiểm
sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước ngay sát
giờ bắt ông Kiên. Đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo
việc bắt và khám xét nơi ở của ông Kiên tại ngõ 27, Xuân
Diệu, Tây Hồ, HN. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là
Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không
được biết trước.", chứng tỏ điều ngược lại (tất
nhiên là nếu tin này chính xác!), và người "cầm trịch" rất
có thể là một nhân vật quyền thế khác ở Bộ Chính trị,
tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hay chủ tịch nước Trương Tấn
Sang. Điều này cũng phù hợp với việc ông Dũng đã không còn
kiểm soát được Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham
nhũng - từ tháng 5.2012, hội nghị trung ương lần thứ 5 đã
quyết định Ban này trực thuộc Bộ chính trị thay vì thuộc
Chính phủ như trước kia. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những
giả thuyết. Có điều, chắc chẳng ai tin là một nhân vật
quyền thế như bầu Kiên có thể bị bắt chỉ vì có 3 công ty
"kinh doanh trái phép".

Theo Dân luận.

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Cầu Nhật Tân - Kế hoạch bắt Nguyễn Đức Kiên được Bộ trưởng CA giữ tuyệt mật

 

Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, việc bắt ông Kiên
được Ban chuyên án tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên
Viện Kiểm sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết
trước. Bắt và khám nhà do đích thân Bộ trưởng Công an chỉ
đạo. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng
Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết
trước. Đây là điều cực kỳ bất thường từ năm 1994.

Vừa qua, Đảng CSVN hô hào làm trong sạch nội bộ. Trong một
cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà Thủ tướng chỉ được 3/14
phiếu, chức danh Trưởng ban phòng chống tham nhũng Trung ương
được chuyển từ tay Thủ tướng sang Tổng bí thư với Ban
Nội chính được tái lập do đích thân Tổng bí thư đứng
đầu.

Đợt Bộ chính trị và Ban bí thư kiểm điểm nội bộ cuối
tháng 7, đầu tháng 8/2012 tuy chưa làm được nhiều việc lớn
nhưng đã tạo được một số bước đi làm tiền đề chống
tham nhũng có hiệu quả hơn. Thứ nhất, khẳng định cần tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác này (thực chất
là loại bớt ảnh hưởng của Thủ tướng). Thứ hai, kiện
toàn bộ máy chống tham nhũng mà trọng tâm là Bộ Công an
(thực chất là loại bớt ảnh hưởng của tướng an ninh
Nguyễn Văn Hưởng cùng tay chân ở các đơn vị nghiệp vụ
trong Bộ và tại nhiều địa phương), thực hiện một số
điều chỉnh nội bộ để hoạt động điều tra chống tham
nhũng đạt hiệu quả cao

Việc bắt giam và điều tra Kiên "bạc" được giao cho Tổng
cục Cảnh sát của tướng Vĩnh "chột" chứ không do An ninh
điều tra làm. Như vậy, có lẽ sẽ tránh được ảnh hưởng
của bên an ninh mà tướng Hưởng còn nhiều quyền uy. Rút kinh
nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, việc bắt ông Kiên được Ban
chuyên án tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên Viện Kiểm
sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước. Bắt và
khám nhà do đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo. Các Thứ
trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ
phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là
điều cực kỳ bất thường từ năm 1994.

Việc Bộ Công an bắt người kiểu này lần cuối xảy ra năm
1994. Lúc đó đích thân Bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ chỉ đạo
Phó Tổng cục trưởng CSND là Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp
(người có tư thù với Trung tướng Phạm Tâm Long) bắt con trai
của Thứ trưởng Phạm Tâm Long là đại úy công an Phạm Xuân
Liên. Các Thứ trưởng, hồi ấy, đều không được biết
trước kế hoạch đánh án. Ngay trước đó, thứ trưởng Phạm
Tâm Long còn được Bộ trưởng "cho" đi họp ở Đông Âu.
Đồng chí Ba Ngộ báo cáo và nhận chỉ đạo trực tiếp từ
Tổng bí thư Đỗ Mười, không qua Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Trong vụ Kiên "bạc" này, hẳn là Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng cũng bị "qua mặt".

Trung tướng Nguyễn Văn Vĩnh từ giám đốc Công an Nam Định đi
lên, gần đây liên tục được đánh bóng tên tuổi trên báo,
đài. Tướng Vĩnh có mối quan hệ thân thuộc với Bộ trưởng
Trần Đại Quang bởi cùng trong hội "Nam Cường". Viên
tướng này bị chột 1 mắt do dính mảnh lựu đạn nổ khi bắt
tội phạm lúc ông này còn làm ở Phòng Cảnh sát hình sự
tỉnh Nam Định. Sau vụ đó, ông được phong Anh hùng LLVT. Gần
đây, ông lại được đeo lon Trung tướng. Nếu Trung tướng cứ
tận tụy phục vụ "bên Đảng" như thế này thì vụ Kiên
"bạc" rất có thể là bực thang đầu tiên để ông bước
lên chức Thứ trưởng Bộ CA. Hiện, ghế của thứ trưởng
Ngọ đang lung lay bởi ông bị rất nhiều người – trong đó
có những nhân vật tên tuổi – đâm đơn kiện, nhưng quan
trọng hơn, trong con mắt của "bên Đảng", ông là người
của Thủ tướng. Khả năng sẽ có nhiều nhân vật khác bị
bắt tiếp.

____________________________________

<h2>Bầu Kiên bị bắt vì lũng đoạn cổ phiếu, thâu tóm ngân
hàng</h2>

Theo nguồn tin riêng của Infonet, bầu Kiên bị bắt vì tội kinh
doanh cổ phiếu, lũng đoạn thị trường nhằm thâu tóm các
ngân hàng.

Chiều ngày 20/8, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng
Á Châu (ACB) Nguyễn Đức Kiên và là Phó Chủ tịch CLB bóng đá
Hà Nội (Hà Nội ACB) hay còn gọi là bầu Kiên đã bị Cơ quan
cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt giữ tại Hà Nội với tội
danh cố ý làm trái.

Theo nguồn tin của Infonet thì hành vi cố ý làm trái của bầu
Kiên là việc kinh doanh cổ phiếu lũng đoạn thị trường nhằm
thâu tóm các ngân hàng.

Ông Nguyễn Đức Kiên được biết đến như là một ông trùm
của các ngân hàng, ngoài Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập
ACB ông còn là cổ đông chính của các ngân hàng khác như
Eximbank, Đại Á, Techcombank, Kiên Long, Sacombank, VietBank. Đồng
thời ông cũng là thành viên HĐQT của rất nhiều liên doanh như
Caltex, KFC, Du lịch Chợ Lớn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thiên
Minh (sở hữu chuỗi hệ thống khách sạn Victoria).

Chỉ riêng ở ACB, năm 2011, ông Nguyễn Đức Kiên xếp thứ
14/100 nhà đầu tư giàu nhất thị trường chứng khoán VN với
giá trị cổ phiếu khoảng 760 tỷ đồng.

Năm 2011, bầu Kiên nổi đình nổi đám nhất với việc đứng
ra thành lập Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam -
VPF và tuyên chiến với AVG là đơn vị sở hữu bản quyền
truyền hình của bóng đá Việt Nam.

Về Ông Nguyễn Đức Kiên:
Ông Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964 và lớn lên tại Gia Lâm, Hà
Nội. Năm 1980, ông thi đậu vào Đại học Kỹ thuật Quân sự
(nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự), khóa 15. Sau một năm
học tại Học viện, đạt kết quả xuất sắc, ông được
chọn đi du học tại Hungary.

Từ năm 1981-1985, ông học tại Trường kỹ thuật quân sự Zalka
Maté , ngành thông tin liên lạc quân sự. Từ năm 1985-1993 là
cán bộ Tổng công ty Dệt May VN.

Chiều nay 21/8, Thống đốc Nguyễn Văn Bình sẽ đăng đàn giải
trình về nợ xấu, tháo van tín dụng sản xuất và tái cơ cấu
ngân hàng yếu kém. Kế hoạch lập Công ty mua bán nợ quy mô
nghìn tỷ đồng có thể cũng được nhắc đến.

Nội dung trọng tâm của buổi chất vấn Thống đốc dự kiến
là việc xử lý "cục máu đông" nợ xấu. Thống đốc cũng sẽ
phải làm rõ đâu là con số nợ xấu thực sự khi ngành ngân
hàng đã đưa ra những con số khá "vênh" nhau.

Năm 1994, ông cùng các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang,
Trịnh Kim Quang xây dựng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
(ACB), sau đó là Phó chủ tịch Hội Đồng Quản Trị trước khi
chuyển thành Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB.

Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng
ông Nguyễn Đức Kiên và ba em của ông nắm giữ 9,71% cổ phần
của ACB.

Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan – vợ
ông Kiên – nắm giữ 4,11%.

Ngoài ra, ông Kiên còn có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác
như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á, Techcombank.

Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu
tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc…

Ông đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và
Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.

Trong lĩnh vực du lịch, ông Nguyễn Đức Kiên Kiên có "ghế"
trong hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn
(cùng với ông Phạm Trung Cang) và CTCP Du lịch Thiên Minh. Công ty
Thiên Minh đầu năm nay được biết đến nhiều với thương
vụ chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria.

Theo báo cáo thường niên năm 2010 của Ngân hàng ACB thì ông
Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc
CTCP Tập đoàn tài chính Á Châu.

Công ty này thành lập năm 2009, có trụ sở chính tại số 57B
Phan Chu Trinh, phường Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm – Hà Nội

Giai đoạn cuối năm 2011, ông Nguyễn Đức Kiên có hàng loạt
những phát biểu, hành động với bóng đá Việt Nam.

Ông Kiên là người khởi xướng sự thành lập của Công ty Cổ
phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.

Ông Kiên cũng được biết đến trong cuộc tranh chấp bản
quyền truyền hình với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và
Công ty Cổ phần viễn thông và truyền thông An Viên (AVG).

Tuy vậy, ngày 20 tháng 4 năm 2012, ông tuyên bố VPF đã có
được bản quyền truyền hình từ tay AVG.

Tuy chỉ là nhân vật số 2 tại ACB, sau ông Trần Mộng Hùng,
nhưng danh tiếng của ông Kiên còn nổi hơn hầu hết các thành
viên khác của ACB vì các thành tích liên quan đến bóng đá VN.
Ông là người có nhiều cống hiến cho bóng đá Việt Nam, là
cổ đông chính của Eximbank, đơn vị tài trợ cho V-league ở
giải đấu 2010-2011.

Ông là Chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB.

Mới đây nhất là bài phát biểu về cách tổ chức của Liên
Đoàn Bóng Đá Việt Nam, ông nêu ra ý kiến thành lập giải
bóng đá mang tên Super Liga với các câu lạc bộ hàng đầu
Việt Nam
<a
href="http://infonet.vn/Kinh-doanh/bau-kien-bi-bat-vi-lung-doan-co-phieu-thau-tom-ngan-hang/a26977.html">Theo
Infonet</a

Kế hoạch chặt đứt từng cái rễ trong chùm rễ mafia

Bầu Kiên bị tóm !
 Báo chí rổn rảng đưa tin nóng, vỉa hè chém gió lao sao về một mùa diệt sâu của các ông trùm.
 Bắt bầu Kiên xong thì tiếp tục đến bầu nào ? Trầm Bê, Thân Đức Nam, Quốc Cường Gia Lai, Hương Bắc Á, Nhật Vượng...? bà con cứ chờ xem những vở diễn trong tháng chín này, rất thú vị.
 Vỉa hè cho hay : 3D đang được mặc cả để chọn cho mình một con đường duy nhất : hoặc tẩu vi thượng sách, hoặc tự vẫn, hoặc xin phép được tị nạn tại một Quốc gia đảm bảo được tính mạng của cả gia đình. Kinh thật, đúng là chuyện vỉa hè chém gió vô thưởng vô phạt. Xem trên trang quan làm báo mới kinh, các thông tin của dân chém gió cứ ào ạt như bão, từng nhân vật cộm cán lắm tiền nhiều đô la nhất Việt nam được hé lộ lên mạng xã hội, cho thấy các ông trùm tại Việt nam còn giỏi hơn cả bố già Ý trong việc biến hệ thống quan chức trung ương của một Quốc gia thành những con rối để diễn trò.
 Mà cũng chưa biết kẻ nào biến kẻ nào thành con rối, cuối cùng quan trọng là kẻ nào có nhiều tiền gửi ở nhà băng Thụy sỹ, kẻ nào có nhiều biệt thự dát vàng tại các Quốc gia tư bản mà tiền được xây bằng mồ hôi và thuế của dân Việt.
 Bầu Kiên chỉ là một cái rễ trong chùm rễ mafia tại xứ rừng này mà thôi, nhiều cái rễ khác đang gấp rút thay hình đổi dạng để tháo chạy, thay cả hộ chiếu, chứng minh nhân dân nữa cho chắc ăn.
 Đi đâu, Hồng Kong hay Mỹ, EU...?
 Hãy thu mua thẻ đảng nhanh lên hỡi các chị em đồng nát đang kiếm ăn khắp Thủ đô, thứ ấy chỉ nay mai sẽ trở thành đồ hiếm và có giá lắm  đó.

 Tiền phong đưa tin :

'Bầu' Kiên bị bắt vì kinh doanh trái phép
  Tối 20-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt và khám xét nơi ở của ông Nguyễn Đức Kiên (SN 1964), người được biết đến với biệt danh “Bầu Kiên”.
Bầu Kiên được biết đến là một doanh nhân thành đạt gắn bó nhiều với bóng đá Việt Nam
Bầu Kiên được biết đến là một doanh nhân thành đạt gắn bó nhiều với bóng đá Việt Nam.

Được biết, ông Nguyễn Đức Kiên là cổ đông của nhiều ngân hàng như ACB, Đại Á… Ông Kiên cũng là phó Chủ tịch Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và là Chủ tịch CLB bóng đá Hà Nội.
Cuối giờ chiều qua, cơ quan điều tra bắt đầu tiến hành khám xét nơi ở của ông Kiên tại phường Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội). Đến khoảng 20 giờ 30, việc khám xét mới kết thúc.
Một nguồn tin cho hay, cơ quan chức năng đã thu giữ một số tài liệu và một ổ cứng máy tính tại nơi ở của ông Kiên.
 

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

TỪ CHUYỆN CỦA TIẾN SĨ NGUYỄN XUÂN DIỆN NGHĨ VỀ TÌNH CẢNH ĐẤT NƯỚC


Đào Tiến Thi
.
Từ nửa cuối năm ngoái sang đầu năm nay, blog Nguyễn Xuân Diện rất tích cực đưa tin, bài về hai việc nóng bỏng nhất của đất nước:
– Các vụ gây hấn, xâm lược ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Hoa cộng sản  (Trung Cộng) và cùng với nó là những cuộc biểu tình phản đối Trung Cộng, bày tỏ lòng yêu nước, quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
– Các vụ cưỡng chế đất đai trái luật và vô nhân đạo, gây tổn thất lớn về vật chất và tinh thần đối với người nông dân, đặc biệt là ba vụ chấn động dư luận diễn ra nửa đầu năm 2012: Tiên Lãng (Hải Phòng, 1-2012), Văn Giang (Hưng Yên, 4-2012), Vụ Bản (Nam Định, 5-2012).
 Lẽ ra theo tôn chỉ chính trị của chế độ ta – “Nhà nước do dân, của dân, vì dân” – thì những việc đó phải được khuyến khích, biểu dương, khen ngợi, thế nhưng oái oăm thay, TS Nguyễn Xuân Diện lại liên tiếp bị gây khó khăn, sách nhiễu, khủng bố, theo mức độ tăng dần.
Có thể nêu mấy sự kiện chính:
Từ tháng 8-2011 cho đến đầu năm nay, anh Diện nhiều lần bị công an triệu tập làm việc. Có những vụ công an “cưỡng chế” về đồn bất thình lình, như vụ ngày 26-11-2011, trước tin có biểu tình ủng hộ đề xuất Luật Biểu tình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; vụ ngày 7-3-2012, khi một nhóm trí thức tổ chức gặp mặt tôn vinh những phụ nữ yêu nước.
Đặc biệt, gần đây ngoài các biện pháp hành chính, anh Diện còn bị khủng bố kiểu xã hội đen rất hung bạo và lộ liễu. Đó là sự việc ngày 18-5-2012, một nhóm 6 người tự xưng là thương binh nặng, mặt mày dữ tợn, đến tận Viện Hán Nôm, cơ quan của anh Diện, xông thẳng vào phòng anh Diện chửi bới và đe dọa, bắt anh Diện rút bài trên blog của mình (rút bức thư gửi Thủ tướng Nhật Bản, yêu cầu không xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên đất Việt Nam). Và ngay sau đó, sự việc được đổi trắng thay đen bằng việc báo Quân đội nhân dân và báo Cựu chiến binh bày đặt ra sự kiện “Ủng hộ Chính phủ làm điện hạt nhân, một thương binh nặng bị hành hung”.
(Cả hai báo này sau đó tự gỡ bỏ bài vu cáo trơ trẽn đó)
Blog Nguyễn Xuân Diện sau đó ít ngày cũng bị đánh sập, cho đến gần đây anh Diện mới khôi phục lại được.
Tiếp theo, Sở Thông tin Truyền thông (TTTT) Hà Nội tổ chức thanh tra blog của TS. Nguyễn Xuân Diện. Ngày 1-6-2012, anh Diện đến làm việc với Thanh tra Sở TTTT Hà Nội, có cụ Lê Hiền Đức (đi cùng để giám sát) và Luật sư Hà Huy Sơn (đi cùng để tư vấn pháp lý), nhưng Sở TTTT Hà Nội đã nhất định đuổi cụ Đức và LS. Sơn ra ngoài. Cụ Đức phản đối việc đó thì họ liền hành hung, giam cầm cụ Đức cho đến 3 sáng hôm sau, đẩy cụ Đức vào tình thế cực kỳ bức xúc, không thể không phản ứng, thế là trúng kế kịch bản “gây rối trật tự” đã được chờ sẵn. Bôi xấu cụ Đức, một nhân sỹ quả cảm trong việc đấu tranh bảo vệ dân oan, cũng là cách triệt phá TS. Nguyễn Xuân Diện. Một số báo cũng góp bài bôi xấu anh. Ví dụ:
(Bài này hiện nay đã biến mất trên website của Petrotimes)
Và mới đây nhất, ngày 6-8-2012, Sở TTTT Hà Nội đã ra quyết định xử phạt TS. Nguyễn Xuân Diện 7,5 triệu đồng với một tội danh rất mơ hồ và không rõ chứng cứ: lợi dụng trang thông tin điện tử cá nhân để cung cấp thông tin gây phương hại đến trật tự an toàn xã hội.
Riêng việc thanh tra của Sở TTTT Hà Nội, điều đáng bi hài là sự việc tiến hành suốt từ 1-6 mà đến nay, sau 2 tháng 6 ngày mới ra được quyết định xử phạt. Ở đây phải đặt ra câu hỏi: Tại sao họ lại đưa quyết định xử phạt vào đúng lúc này, lúc mà trên Biển Đông, nhà cầm quyền Trung Cộng đang tiến hành những hành động xâm lược hết sức ngang ngược và trắng trợn đối với chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; vào lúc mà nhà nước ta, ngoài việc cho phép các báo đưa ra bằng chứng chứng minh chủ quyền của ta đối với Hoàng Sa và Trường Sa, một việc mà đáng lẽ phải làm từ lâu nhưng lại cấm đoán, thì không thấy có một phản ứng đáng kể, cần thiết.
Việc xử phạt TS. Nguyễn Xuân Diện cũng là việc làm tiếp theo của những hành động đàn áp quyết liệt người biểu tình yêu nước, cũng như việc dùng tường lửa chặn người đọc vào các blog có tin bài chống xâm lược Trung Cộng. Việc trấn áp biểu tình, đến nay nhà cầm quyền đã thành công. Cuộc biểu tình ngày 5-8-2012 bị đánh tan tác trên mọi phương diện, có lẽ cũng là ngày chấm dứt hoàn toàn hành động biểu tình yêu nước chống Trung Cộng xâm lược.
Trước trại Lộc Hà chiều tối ngày 5/8/2012
Điều đáng chú ý, trong cuộc biểu tình “rớt” (giống như bão rớt) chiều tối ngày 5-8-2012 tại cổng Trại Phục hồi Nhân phẩm Lộc Hà gồm người đi biểu tình bị giam vừa được thả và những người đi đón, TS. Diện đã đứng ra hô lệnh rất vang: “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”. Phải chăng đấy là “giọt nước tràn ly” khiến nhà cầm quyền không thể nào “tha thứ” được nữa, và ngày hôm sau, Sở “Bốn Tê” ký phắt quyết định “xử phạt hành chính” đối với anh Diện ngay tắp lự!
Sau Nguyễn Xuân Diện có lẽ đến lượt các blogger khác.
Đến bước này thì không thể nào hiểu nổi Đảng và Nhà nước ta kiên quyết giữ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ theo kiểu gì.
Đến bước này thì dù ai đau xót mấy trước cảnh mất dần biển đảo (và tiến tới mất nước), đau xót mấy trước nỗi nhục quốc thể cũng đành bó tay:
Thương ôi công nghiệp* tổ tông
Nước tanh máu đỏ non chồng thịt cao
Non nước ấy xiết bao máu mủ
Nỡ nào đem dâng lũ sài lang?**
(Phan Bội Châu, Ái quốc ca, 1910)
ĐTT
……………………………………………….
* Công nghiệp: công lao và sự nghiệp.
** Không rõ cụ Phan viết bài này bằng chữ Hán rồi dịch ra Quốc ngữ hay ngược lại. Nguyên văn chữ Hán:
Y hi! Thủy hề ngã tiên chi huyết
Sơn hề ngã tiên chi nhục
Ngã tiên cao chi quán toàn Nam
Nhất triêu sử bão hoài lang phúc.
Dịch nghĩa:
Hỡi ơi, nước là máu của tổ tiên ta chứa lại
Núi là thịt của tổ tiên ta chồng lên
Mồ hôi nước mắt của tổ tiên ta đã rưới khắp nước Nam này
Nỡ nào một buổi mai để bọn sài lang ăn cho no bụng!
(Theo Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX, Chương Thâu, Triêu Dương, Nguyễn Đình Chú biên soạn, NXB Văn học, Hà Nội, 1972)
Tác giả gửi cho NTT blog
Theo: https://nguyentuongthuy.wordpress.com/2012/08/18/tu-chuyen-cua-tien-sy-nguyen-xuan-dien-nghi-ve-tinh-canh-dat-nuoc/