Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Đôi điều.

     Sau một thời gian dài đi phượt để lấy lại tinh thần, thăm thú cuộc sống. Cuối cùng cũng trở về với ngôi nhà thân quý của mình. Hoang sơ tiêu điều quá. Quyết định lên kế hoạch tu bổ, làm mới và mở rộng. Rất mong nhận được nhiều sự ghé thăm phản hồi.

Dân xin được từ chức

Các đại biểu Hội đồng Nhân dân đã giám sát như thế nào đối với những địa phương mà dân- “người chủ” phải tự tổ chức sửa chữa, điều hành các dịch vụ công cộng, còn các “công bộc” thì làm gì?
Cán bộ Nhà nước phải là “công bộc” của dân. Đã là công bộc thì phải do dân, vì dân cho tất cả những chuyện của dân. Nhưng khi người dân không cần …công bộc nữa, thì đó có thể là một sự cảnh tỉnh cho chính quyền cơ sở- nơi tập hợp các công bộc của dân không?
Dân phải tự làm và làm sai
Mới đây báo Tuổi Trẻ đưa thông tin về việc người dân tự vá đường quốc lộ 50 tại địa bàn thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Lý do dân phải tự làm ư?
Đơn giản là vì “đoạn đường này có cả ngàn ổ gà, ổ voi chi chít trên mặt đường, nước đọng, lầy lội…khiến tất cả xe cộ khi lưu thông qua đây đều phải “bò”" và “ngày nào cũng có tai nạn giao thông.
Có ngày 2-3 vụ, chủ yếu là người đi xe máy bị sụp ổ gà, ổ voi. Tính từ đầu năm 2012 đến nay, đoạn đường này đã xảy ra hơn 100 vụ tai nạn như vậy.
Trên trang online, báo Tuổi Trẻ đã đặt một cái tựa rất hiền: Người dân tự vá hơn 4km quốc lộ. Nhưng cái tựa trên Tuoitre Mobile có lẽ đúng bản chất vấn đề hơn: Dân tự cứu mình bằng cách góp tiền vá đường.
Vâng, người dân “phải tự cứu mình” chứ không phải vì đề xuất khen thưởng của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho công việc nọ. Ông Chủ tịch tỉnh biết và rất cảm động nên ông muốn khen dân, vậy thì các thuộc cấp của ông nên nhận những đề xuất gì đây khi đưa người dân vào thế… “phải tự cứu mình”?
Nó làm người viết nhớ lại thông tin người dân ở phường Liên Chiểu, Đà Nẵng phải tự làm rào chắn ngăn xe tải loại hàng chục tấn trên đoạn đường chỉ dành cho xe dưới 3,5 tấn. Có rào chắn, đường bị ngăn xuống cấp vì tiếng ồn từ xe tải cũng giảm hẳn nhưng chính quyền địa phương cho rằng việc tự dựng rào chắn như vậy là sai luật.
Đúng, dân đã sai!
Người dân đã sai khi làm thay phần việc của các “công bộc” ở cả hai trường hợp trên!
Người dân đã sai khi tự đứng ra điều chỉnh giao thông lúc tắc đường! Người dân cũng sai khi làm Lục Vân Tiên chống lại bọn cướp giật! Người dân sẽ sai nhiều hơn nữa khi buộc phải làm thay tất cả những vấn đề mà lẽ ra các công bộc của dân phải làm.
Nhưng khi người dân làm sai những việc cơ bản như đã nêu ở trên, các công bộc mà dân phải đóng thuế để nuôi, đang làm gì?
 
Người dân tự vá đường quốc lộ 50. Ảnh: Dân Việt
Ai giám sát hành chính công?
Hành chính công cần có để đảm bảo tính công bằng, an toàn và hiệu quả của các dịch vụ công cộng. Trong trường hợp này, Hội đồng Nhân dân các cấp tại địa phương là đơn vị giám sát.
Và người viết tự hỏi các đại biểu Hội đồng Nhân dân đã giám sát như thế nào đối với những địa phương mà dân- “người chủ” phải tự tổ chức sửa chữa, điều hành các dịch vụ công cộng, còn các “công bộc” thì làm gì?
Lấy ví dụ từ Đồng Tháp, một tỉnh nghèo nhưng có đến 30% công chức thuộc loại “có mặt để nhận lương” còn 30% còn lại làm việc cầm chừng như ông Chủ tịch tỉnh này thừa nhận.
Một đơn vị khác cũng giám sát hành chính công là Bộ Nội vụ. Các cán bộ giám sát các cán bộ của các đơn vị khác, đặc biệt trong mấy năm qua, về lĩnh vực cải cách hành chính. Nhưng cải cách hành chính không có nghĩa chỉ là có các khẩu hiệu và các bản báo cáo làm đẹp lòng… cấp trên.
Về mặt nào đó người dân cũng vẫn… có lỗi một cách hệ thống, như báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh từng kết luận: “Đâm ra làm dân ngày càng khó. Có khi khó quá thế này, dân nên… từ chức đi!”

Trên thực tế, có nhiều công trình trăm tỉ, nghìn tỉ được xây dựng trong giám sát nhưng những đứa trẻ ở Tây Nguyên vẫn phải đu dây qua sông tìm chữ, những đứa trẻ ở vùng sông nước Tây Nam Bộ vẫn chết đuối vì… không có cầu và không biết bơi.v.v..
Giám sát hành chính công càng không phải là giám sát những cán bộ khi cuối năm đều được đánh giá thuộc loại tốt, hoàn thành nhiệm vụ. Điều đó có thể dẫn đến “hình mẫu” được nhân rộng của một cán bộ như Dương Chí Dũng chẳng hạn, chuẩn bị được bổ nhiệm lên cao rồi bất ngờ bị… truy nã sau những sai phạm ở Vinalines.
Tạm gác các yếu tố trên, về mặt nào đó người dân cũng vẫn… có lỗi một cách hệ thống, như báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh từng kết luận: “Đâm ra làm dân ngày càng khó. Có khi khó quá thế này, dân nên… từ chức đi!”
Nói cho vui, dân mà “từ chức” thì dân sẽ làm gì? Đâu phải muốn làm “công bộc cho dân” là được đâu. Nên dân không thể từ chức mà đành tự làm những công việc mà đáng lẽ những người dùng tiền thuế của dân phải làm. Cứ cái đà này, thật là không hay nếu không muốn nói là tệ hại.


Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Cách thức ăn cắp tiền của dân và đẩy hệ thống ngân hàng đến phá sản



Việt Nam vừa tự hào đón nhận thêm một cái “nhất” nữa mà thế giới trao tặng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình “được” tạp chí Global Finance liệt vào số các thống đốc ngân hàng nhà nước kém nhất trên thế giới. Hệ thống ngân hàng tập trung tiền bạc của đất nước, của nhân dân đã bị ”Nhóm lợi ích” thao túng và ăn cắp thế nào?
Nguyên tắc cơ bản nhất được giải thích nôm na là: Các đại gia (các Soái, các Bố già, Mẹ già – gọi chung là “Nhóm lợi ích”) bỏ ra 1 đồng vốn để mở ngân hàng. Với 1 đồng vốn ban đầu đó, ngân hàng được huy động 9 đồng tiết kiệm của nhân dân. Vậy là tổng cộng ngân hàng có 10 đồng để cho doanh nghiệp… vay.
Nhưng bây giờ, bong bóng bất động sản, chứng khoán đều đã xịt, nợ xấu không trả được tăng cao. Nếu trong 10 đồng cho vay ra có 2, 3 đồng không thu hồi được (thằng vay phá sản hoặc chuồn rồi) thì nợ xấu đã lên đến 20, 30%. Ở Việt Nam lại còn tình trạng đại gia chủ ngân hàng lách luật (thậm chí được bảo kê), cho chính công ty sân sau của mình vay, “tay trái lấy của nhân dân cho tay phải vay”. Các đại gia chủ ngân hàng rút ruột ngân hàng đi đầu cơ, giờ thua lỗ không trả được, thành nợ xấu
Chỉ cần nợ xấu 10% là ngân hàng đã mất trắng 1 đồng vốn cổ đông góp vào lúc đầu (1/10 đồng cho vay ra). Cổ đông ngân hàng đó thực chất đã mất trắng 1 đồng của mình rồi, vì 9 đồng huy động của dân là nợ nhân dân, phải trả nhân dân.
Cách thế giới làm là cho cổ đông chủ ngân hàng mất trắng (vì cho vay láo), nhà nước bơm tiền vào bù đắp phần vốn bị mất đó, ngân hàng thực chất trở thành ngân hàng quốc doanh. Vài năm sau kinh tế ổn ổn, nhà nước lại bán ngược cổ phần ra thị trường, ngân hàng lại thành ngân hàng tư nhân. Đây là cách Mỹ xử lý Citibank năm 2008, Hàn xử lý nhiều ngân hàng năm 1997, Tây Ban Nha đang tiến hành hiện nay. Khắp thế giới chỉ có bài này thôi, cho cổ đông chủ ngân hàng mất trắng, còn người gửi tiền không mất đồng nào.
Ở ta thì sao? Đại gia, các Soái chủ ngân hàng đút lót đồng chí Bình thống đốc và các đồng chí trên nữa, tìm cách cùng các đồng chí này che giấu nợ xấu để không bị mất trắng ngân hàng rồi huy động cả hệ thống chính trị “vào cuộc” để giải cứu, coi đây là nhiệm vụ chính trị….. Các đồng chí có những sáng kiến tầm vóc “đỉnh cao trí tuệ” như in thật nhiều tiền để có tiền mặt tung vào các ngân hàng nhằm bịt lỗ hổng, huy động ngân sách nhà nước để “cứu”, cấm giao dịch vàng miếng, thắt chặt ngoại tệ … Dân không còn phương tiện giao dịch nào khác là phải dùng tiền đồng mà các đồng chí tùy tiện in và tung ra lưu hành.
Tài sản của đất nước, của nhân dân “nhờ đó” mà cứ bị pha loãng ra (thực chất là bị ăn cắp bởi món tiền anh có hôm qua còn mua được 5 bát phở, hôm nay nó chỉ mua được 2 bát thôi). Các Soái, các Bố, các Mẹ bằng cách này cứ thoải mái giàu sụ trên sự mất mát của nhân dân. Vòi của chúng cứ chọc vào cái bình ngân hàng hút tiền thật của nhân dân ra. Ngân hàng Nhà nước lại in tiền ra liên tục rót tiếp vào bình. Tiền của nhân dân trong bình cứ loãng, loãng nữa, loãng mãi. Lạm phát cao, giá cả leo thang, sản xuất đình trệ.
Với sự “bọc lót nhịp nhàng” này mà hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã trở thành 1 ngôi nhà bị mối ăn rỗng. Nền sản xuất thì gần như tê liệt, đời sống nhân dân ngày càng sa sút trầm trọng. Tài sản của nhân dân cứ bị mất, mất nữa, mất mãi. Các Soái cứ giàu, giàu nữa, giàu mãi…
>
Ý kiến nhân dân

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Đảng và Chính Phủ oánh nhau


Đảng theo Tàu, Chính Phủ theo bọn độc tài lợi ích nhóm. Nhân dân ta một cổ hai tròng. Tròng nào cũng khốn nạn cả.

Chính phủ thì cướp đất mọi nơi, độc quyền, lũng đoạn giá cả thị trường...

Đảng bán tài nguyên, chủ quyền, rước ngoại bang vào xâu xé nhân dân ta dưới mọi hình thức kinh doanh, sản xuất, chữa bệnh, khai thác...

Lúc quân Tàu xâm chiếm biển của ta, Chính Phủ cười nhạt mặc mẹ cho Đảng mất uy tín với nhân dân. Vì Đảng với Tàu là anh em. Giờ Tàu nó chiếm biển đảo thì Đảng ê mặt với nhân dân. Chính phủ cứ lờ lớ lơ kiếm chác. Thỉnh thoảng Chính Phủ ra vẻ được việc bắt mấy thằng vu là phản động để giữ chế độ (mà Đảng và Chính Phủ chung một bà mẹ là chế độ) làm hài lòng Đảng. Chính phủ vẽ lên bao thế lực thù địch khiến bao người bị bắt oan, làm vật tế thần cho Chính Phủ lập công với Đảng. Thậm chí Chính Phủ cấp dưới và Đảng cấp dưới suốt ngày say mê đi tìm tòi, vạch cỏ để tìm phản động hay thế lực thù địch làm mục đích chung sống đi cùng đường với nhau.

Giờ Tàu nó chính thức chiếm biển đảo Việt Nam. Đảng muối mặt với nhân dân vì chuyện anh em với bọn cướp nước. Nhìn sang Chính Phủ đéo giúp được gì, lại nhẩn nha thằng nào thằng nấy tích cóp tính chuyện cao chạy xa bay. Làm gì mà Đảng không tức. Bố mày mang tiếng còn mày được miếng.

Thế là Đảng rút dao xiên cho Chính Phủ mấy nhát, lòi ra một lũ cơ hội, béo núc. Thằng nào thằng nấy giàu ngất ngưởng toàn ngồi trên núi tiền. Dân nghèo hả dạ, uy tín Đảng lại lên. Thôi thì chuyện biển đảo còn xa, bàn đến lại là vi phạm quan hệ, chia rẽ khối đoàn kết CNXH. Giờ có mấy thằng tham nhũng bị đâm, thế là cũng hài lòng rồi. Đời có khi nào được hả dạ thế này đâu.?

 Dũng Bựa cầm đầu Chính Phủ giở đòn hèn nâng giá điện, xăng và các mặt hàng thiết yếu. Ngầm phá hoại tiền tệ để chứng khoán giảm sút, tiền mất giá, lạm phát để dân bất bình. Lại còn bắn tin là EVN nợ còn nhiều hơn gấp mấy Vinasin. Ý là giờ mà Chính Phủ làm sao thì loạn, Trạng chết Chúa cũng băng hà. Như thế là hèn, không có đòn nào đánh lại Đảng. Quay ra ép dân để dân oán chế độ (mẹ chung của cả hai).

Không ưa Đảng, nhưng Chính Phủ loại Dũng Bựa cầm đầu rõ ràng chỉ lấy dân làm vật kiếm chác, lúc chiến sự lại mang dân đen ra làm thí nghiệm. 
 
Theo: http://danoan2012.blogspot.com

Xoay quanh vụ Bắt bầu Kiên!

 

Dưới cái tít gọn, mạnh như một ngọn roi quất, báo Tuổi
Trẻ là tờ báo chính thống đưa tin sớm nhất (9H15 sáng 21.8,
theo ghi nhận của trang Ba Sàm) về một vụ bắt người thoạt
trông chỉ có tính cách kinh tế, nhưng đã làm chấn động làng
báo trong nước, cả chính thống và "ngoài luồng" - một số
blog đã đưa tin này từ chiều hôm trước -, lan tới cả một
số cơ quan ngôn luận nước ngoài quan tâm đến Việt Nam. Lý do
của cơn sốt truyền thông này dĩ nhiên nằm ở vị thế, tính
cách của nhân vật chính, ông Nguyễn Đức Kiên còn gọi là
Bầu Kiên vì vai trò của ông đối với bóng đá Việt Nam:
sáng lập viên kiêm phó chủ tịch hội đồng quản trị Công
ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), chủ tịch
Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB...

Nhưng, dù bóng đá có là môn "thể thao vua" ở Việt Nam chăng
nữa thì việc một ông bầu bị bắt chẳng thể tạo ra một
cơn chấn động truyền thông tới mức vụ việc đã làm
nóng phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ở
buổi họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong cùng ngày,
buộc Thống đốc Nguyễn Văn Bình phải giải
trình vụ bầu Kiên bị bắt, như báo các báo VietnamNet và
VnExpress giật tít. Nhất là, theo Cơ quan Cảnh sát Điều tra thì
lý do bắt chỉ liên quan tới việc ông Kiên thành lập ba công
ty con (của Ngân hàng cổ phần ACB mà ông này nguyên là Phó
chủ tịch Hội đồng sáng lập) và 3 công ty này đã "kinh doanh
trái phép". Nếu chỉ có thế thì khó lòng lý giải tại sao
thị trường chứng khoán "rúng động" hay "đang rơi tự do" khi
được tin ông Kiên bị bắt - như các báo của Đất Việt và
PetroTimes đưa tin.

Hiển nhiên, vị thế và ảnh hưởng của vị đại gia "rất
kín tiếng" này vượt xa Ngân hàng ACB, ngân hàng mà ông nắm
giữ một lượng cổ phiếu được coi là có trị giá là 759,6
tỷ đồng trong năm 2011, đứng thứ 14 trong top 100 nhà đầu tư
giàu nhất trên sàn chứng khoán. Bài báo <a
href="http://baodatviet.vn/Home/kinhte/Bau-Kien-nam-giu-bao-nhieu-co-phan-o-cac-ngan-hang-Viet-Nam/20128/229393.datviet">Bầu
Kiên nắm giữ bao nhiêu cổ phần ở các ngân hàng Việt Nam?
trên tờ Đất Việt cho biết: "Ông Nguyễn Đức Kiên (bầu
Kiên) không chỉ nắm giữ cổ phiếu của ngân hàng ACB, mà theo
tin không chính thức, còn có cổ phần ở Eximbank, Kiên Long,
Vietbank, Đại Á... Nói về bầu Kiên... chỉ có thể khẳng
định rằng, ông rất giàu và tầm "phủ sóng" trên nhiều lĩnh
vực, từ ngân hàng, du lịch, may mặc... tới bóng đá."
Nhưng bài này, cũng như bài ""http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/85368/bau-kien----ong-trum--cac-ngan-hang-viet-nam.html"Bầu
Kiên: Giàu từ ngân hàng, nổi danh nhờ bóng đá" của tờ
Nhịp cầu đầu tư, đăng lại trên VietnamNet, cũng như các bài
trên Tuổi Trẻ, Thanh Niên v.v., các báo chính thống, không nói
gì tới các mối quan hệ giúp cho vị đại gia
đầu bạc, mới 48 tuổi này có được những thành quả nói
trên.

Các blog "lề trái" như Phạm Viết Đào, Mai Xuân Dũng, Xuân
Việt Nam, hay một blog có nguồn khá bí ẩn "Quan làm báo", đưa
nhiều thông tin khó kiểm chứng về các mối quan hệ đó, mà
chủ yếu là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy nhiên,"http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/08/120821_nguyenduckien_arrested.shtml">bản
tin của BBC về việc ông Kiên bị bắt đưa ra hai sự kiện
có thực:

Việc ông mời đích danh Thượng tướng công an Nguyễn Văn
Hưởng, cố vấn an ninh và tôn giáo cho Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng, làm cố vấn cho VPF hồi cuối năm ngoái đã gây nhiều
đồn đoán.

Đầu năm nay, báo Thể thao 24h đưa tin ông Nguyễn Đức Kiên
cùng một số lãnh đạo VPF ăn tối với Thủ tướng suốt ba
tiếng đồng hồ và sau đó 'lật ngược tình thế' trong cuộc
chiến bản quyền Giải Bóng đá quốc gia với Liên đoàn Bóng
đá VN (VFF) cùng Tập đoàn truyền thông An Viên (AVG). Bản tin
của báo này nhanh chóng bị can thiệp phải gỡ bỏ. Báo Thể
thao 24h sau đó phải cải chính và xin chịu kỷ luật sau khi
đăng thông tin 'bịa đặt' về bữa ăn tối nói trên.

Về sự kiện thứ hai, Bản tin thứ ba 21.8 của Anh Ba Sàm đã
nhắc lại một bài viết của mình ngày 13.1.2012, mang nhan đề
<a
href="https://anhbasam.wordpress.com/2012/01/16/647-chuyen-cac-dai-gia-bong-da-moi-com-thu-tuong-la-bia-dat/">Chuyện
các "đại gia" bóng đá mời cơm Thủ tướng là bịa đặt
?, dẫn một bài của báo Thể thao&Văn hoá cùng ngày trong
đó có in bản scan chụp công văn của VPF gửi ngày hôm trước
tới các đài truyền hình VTV, VTC, các đài địa phương cũng
như các ban tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp hay các
địa phương, mà câu đầu là: "Thực hiện chỉ đạo của
Thủ tướng trong buổi làm việc với lãnh đạo HĐQT Công ty VPF
ngày 11/1/2012…"!

Một người am hiểu tình hình trong nước, khi được hỏi về
ý nghĩa của việc bắt giữ một nhân vật quyền thế như vậy
trong tình hình đấu tranh nội bộ hiện nay (thể hiện qua đợt
"phê và tự phê" trong bộ chính trị cuối tháng 7 vừa rồi),
đã nhắc chúng tôi tiền lệ Vinashin cho thấy vẫn có khả năng
chính thủ tướng là người đứng sau vụ bắt này, "nhằm
kiểm soát tình hình". Nhưng bên cạnh đó, người ta cũng
có thể ghi nhận, một thông tin trên "http://caunhattan.wordpress.com/2012/08/21/bat-nguyen-duc-kien-duoc-bo-truong-ca-giu-tuyet-mat/">blog
Cầu Nhật Tân "Việc bắt giam và điều tra Kiên
"bạc" được giao cho Tổng cục Cảnh sát của tướng Vĩnh
"chột" chứ không do An ninh điều tra làm. Như vậy, có lẽ
sẽ tránh được ảnh hưởng của bên an ninh mà tướng Hưởng
còn nhiều quyền uy. Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng,
kế hoạch đánh án Kiên "bạc" được Ban chuyên án chuẩn
bị và tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên Viện Kiểm
sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước ngay sát
giờ bắt ông Kiên. Đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo
việc bắt và khám xét nơi ở của ông Kiên tại ngõ 27, Xuân
Diệu, Tây Hồ, HN. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là
Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không
được biết trước.", chứng tỏ điều ngược lại (tất
nhiên là nếu tin này chính xác!), và người "cầm trịch" rất
có thể là một nhân vật quyền thế khác ở Bộ Chính trị,
tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hay chủ tịch nước Trương Tấn
Sang. Điều này cũng phù hợp với việc ông Dũng đã không còn
kiểm soát được Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham
nhũng - từ tháng 5.2012, hội nghị trung ương lần thứ 5 đã
quyết định Ban này trực thuộc Bộ chính trị thay vì thuộc
Chính phủ như trước kia. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những
giả thuyết. Có điều, chắc chẳng ai tin là một nhân vật
quyền thế như bầu Kiên có thể bị bắt chỉ vì có 3 công ty
"kinh doanh trái phép".

Theo Dân luận.

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Cầu Nhật Tân - Kế hoạch bắt Nguyễn Đức Kiên được Bộ trưởng CA giữ tuyệt mật

 

Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, việc bắt ông Kiên
được Ban chuyên án tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên
Viện Kiểm sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết
trước. Bắt và khám nhà do đích thân Bộ trưởng Công an chỉ
đạo. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng
Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết
trước. Đây là điều cực kỳ bất thường từ năm 1994.

Vừa qua, Đảng CSVN hô hào làm trong sạch nội bộ. Trong một
cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà Thủ tướng chỉ được 3/14
phiếu, chức danh Trưởng ban phòng chống tham nhũng Trung ương
được chuyển từ tay Thủ tướng sang Tổng bí thư với Ban
Nội chính được tái lập do đích thân Tổng bí thư đứng
đầu.

Đợt Bộ chính trị và Ban bí thư kiểm điểm nội bộ cuối
tháng 7, đầu tháng 8/2012 tuy chưa làm được nhiều việc lớn
nhưng đã tạo được một số bước đi làm tiền đề chống
tham nhũng có hiệu quả hơn. Thứ nhất, khẳng định cần tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác này (thực chất
là loại bớt ảnh hưởng của Thủ tướng). Thứ hai, kiện
toàn bộ máy chống tham nhũng mà trọng tâm là Bộ Công an
(thực chất là loại bớt ảnh hưởng của tướng an ninh
Nguyễn Văn Hưởng cùng tay chân ở các đơn vị nghiệp vụ
trong Bộ và tại nhiều địa phương), thực hiện một số
điều chỉnh nội bộ để hoạt động điều tra chống tham
nhũng đạt hiệu quả cao

Việc bắt giam và điều tra Kiên "bạc" được giao cho Tổng
cục Cảnh sát của tướng Vĩnh "chột" chứ không do An ninh
điều tra làm. Như vậy, có lẽ sẽ tránh được ảnh hưởng
của bên an ninh mà tướng Hưởng còn nhiều quyền uy. Rút kinh
nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, việc bắt ông Kiên được Ban
chuyên án tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên Viện Kiểm
sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước. Bắt và
khám nhà do đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo. Các Thứ
trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ
phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là
điều cực kỳ bất thường từ năm 1994.

Việc Bộ Công an bắt người kiểu này lần cuối xảy ra năm
1994. Lúc đó đích thân Bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ chỉ đạo
Phó Tổng cục trưởng CSND là Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp
(người có tư thù với Trung tướng Phạm Tâm Long) bắt con trai
của Thứ trưởng Phạm Tâm Long là đại úy công an Phạm Xuân
Liên. Các Thứ trưởng, hồi ấy, đều không được biết
trước kế hoạch đánh án. Ngay trước đó, thứ trưởng Phạm
Tâm Long còn được Bộ trưởng "cho" đi họp ở Đông Âu.
Đồng chí Ba Ngộ báo cáo và nhận chỉ đạo trực tiếp từ
Tổng bí thư Đỗ Mười, không qua Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Trong vụ Kiên "bạc" này, hẳn là Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng cũng bị "qua mặt".

Trung tướng Nguyễn Văn Vĩnh từ giám đốc Công an Nam Định đi
lên, gần đây liên tục được đánh bóng tên tuổi trên báo,
đài. Tướng Vĩnh có mối quan hệ thân thuộc với Bộ trưởng
Trần Đại Quang bởi cùng trong hội "Nam Cường". Viên
tướng này bị chột 1 mắt do dính mảnh lựu đạn nổ khi bắt
tội phạm lúc ông này còn làm ở Phòng Cảnh sát hình sự
tỉnh Nam Định. Sau vụ đó, ông được phong Anh hùng LLVT. Gần
đây, ông lại được đeo lon Trung tướng. Nếu Trung tướng cứ
tận tụy phục vụ "bên Đảng" như thế này thì vụ Kiên
"bạc" rất có thể là bực thang đầu tiên để ông bước
lên chức Thứ trưởng Bộ CA. Hiện, ghế của thứ trưởng
Ngọ đang lung lay bởi ông bị rất nhiều người – trong đó
có những nhân vật tên tuổi – đâm đơn kiện, nhưng quan
trọng hơn, trong con mắt của "bên Đảng", ông là người
của Thủ tướng. Khả năng sẽ có nhiều nhân vật khác bị
bắt tiếp.

____________________________________

<h2>Bầu Kiên bị bắt vì lũng đoạn cổ phiếu, thâu tóm ngân
hàng</h2>

Theo nguồn tin riêng của Infonet, bầu Kiên bị bắt vì tội kinh
doanh cổ phiếu, lũng đoạn thị trường nhằm thâu tóm các
ngân hàng.

Chiều ngày 20/8, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng
Á Châu (ACB) Nguyễn Đức Kiên và là Phó Chủ tịch CLB bóng đá
Hà Nội (Hà Nội ACB) hay còn gọi là bầu Kiên đã bị Cơ quan
cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt giữ tại Hà Nội với tội
danh cố ý làm trái.

Theo nguồn tin của Infonet thì hành vi cố ý làm trái của bầu
Kiên là việc kinh doanh cổ phiếu lũng đoạn thị trường nhằm
thâu tóm các ngân hàng.

Ông Nguyễn Đức Kiên được biết đến như là một ông trùm
của các ngân hàng, ngoài Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập
ACB ông còn là cổ đông chính của các ngân hàng khác như
Eximbank, Đại Á, Techcombank, Kiên Long, Sacombank, VietBank. Đồng
thời ông cũng là thành viên HĐQT của rất nhiều liên doanh như
Caltex, KFC, Du lịch Chợ Lớn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thiên
Minh (sở hữu chuỗi hệ thống khách sạn Victoria).

Chỉ riêng ở ACB, năm 2011, ông Nguyễn Đức Kiên xếp thứ
14/100 nhà đầu tư giàu nhất thị trường chứng khoán VN với
giá trị cổ phiếu khoảng 760 tỷ đồng.

Năm 2011, bầu Kiên nổi đình nổi đám nhất với việc đứng
ra thành lập Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam -
VPF và tuyên chiến với AVG là đơn vị sở hữu bản quyền
truyền hình của bóng đá Việt Nam.

Về Ông Nguyễn Đức Kiên:
Ông Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964 và lớn lên tại Gia Lâm, Hà
Nội. Năm 1980, ông thi đậu vào Đại học Kỹ thuật Quân sự
(nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự), khóa 15. Sau một năm
học tại Học viện, đạt kết quả xuất sắc, ông được
chọn đi du học tại Hungary.

Từ năm 1981-1985, ông học tại Trường kỹ thuật quân sự Zalka
Maté , ngành thông tin liên lạc quân sự. Từ năm 1985-1993 là
cán bộ Tổng công ty Dệt May VN.

Chiều nay 21/8, Thống đốc Nguyễn Văn Bình sẽ đăng đàn giải
trình về nợ xấu, tháo van tín dụng sản xuất và tái cơ cấu
ngân hàng yếu kém. Kế hoạch lập Công ty mua bán nợ quy mô
nghìn tỷ đồng có thể cũng được nhắc đến.

Nội dung trọng tâm của buổi chất vấn Thống đốc dự kiến
là việc xử lý "cục máu đông" nợ xấu. Thống đốc cũng sẽ
phải làm rõ đâu là con số nợ xấu thực sự khi ngành ngân
hàng đã đưa ra những con số khá "vênh" nhau.

Năm 1994, ông cùng các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang,
Trịnh Kim Quang xây dựng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
(ACB), sau đó là Phó chủ tịch Hội Đồng Quản Trị trước khi
chuyển thành Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB.

Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng
ông Nguyễn Đức Kiên và ba em của ông nắm giữ 9,71% cổ phần
của ACB.

Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan – vợ
ông Kiên – nắm giữ 4,11%.

Ngoài ra, ông Kiên còn có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác
như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á, Techcombank.

Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu
tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc…

Ông đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và
Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.

Trong lĩnh vực du lịch, ông Nguyễn Đức Kiên Kiên có "ghế"
trong hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn
(cùng với ông Phạm Trung Cang) và CTCP Du lịch Thiên Minh. Công ty
Thiên Minh đầu năm nay được biết đến nhiều với thương
vụ chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria.

Theo báo cáo thường niên năm 2010 của Ngân hàng ACB thì ông
Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc
CTCP Tập đoàn tài chính Á Châu.

Công ty này thành lập năm 2009, có trụ sở chính tại số 57B
Phan Chu Trinh, phường Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm – Hà Nội

Giai đoạn cuối năm 2011, ông Nguyễn Đức Kiên có hàng loạt
những phát biểu, hành động với bóng đá Việt Nam.

Ông Kiên là người khởi xướng sự thành lập của Công ty Cổ
phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.

Ông Kiên cũng được biết đến trong cuộc tranh chấp bản
quyền truyền hình với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và
Công ty Cổ phần viễn thông và truyền thông An Viên (AVG).

Tuy vậy, ngày 20 tháng 4 năm 2012, ông tuyên bố VPF đã có
được bản quyền truyền hình từ tay AVG.

Tuy chỉ là nhân vật số 2 tại ACB, sau ông Trần Mộng Hùng,
nhưng danh tiếng của ông Kiên còn nổi hơn hầu hết các thành
viên khác của ACB vì các thành tích liên quan đến bóng đá VN.
Ông là người có nhiều cống hiến cho bóng đá Việt Nam, là
cổ đông chính của Eximbank, đơn vị tài trợ cho V-league ở
giải đấu 2010-2011.

Ông là Chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB.

Mới đây nhất là bài phát biểu về cách tổ chức của Liên
Đoàn Bóng Đá Việt Nam, ông nêu ra ý kiến thành lập giải
bóng đá mang tên Super Liga với các câu lạc bộ hàng đầu
Việt Nam
<a
href="http://infonet.vn/Kinh-doanh/bau-kien-bi-bat-vi-lung-doan-co-phieu-thau-tom-ngan-hang/a26977.html">Theo
Infonet</a

Kế hoạch chặt đứt từng cái rễ trong chùm rễ mafia

Bầu Kiên bị tóm !
 Báo chí rổn rảng đưa tin nóng, vỉa hè chém gió lao sao về một mùa diệt sâu của các ông trùm.
 Bắt bầu Kiên xong thì tiếp tục đến bầu nào ? Trầm Bê, Thân Đức Nam, Quốc Cường Gia Lai, Hương Bắc Á, Nhật Vượng...? bà con cứ chờ xem những vở diễn trong tháng chín này, rất thú vị.
 Vỉa hè cho hay : 3D đang được mặc cả để chọn cho mình một con đường duy nhất : hoặc tẩu vi thượng sách, hoặc tự vẫn, hoặc xin phép được tị nạn tại một Quốc gia đảm bảo được tính mạng của cả gia đình. Kinh thật, đúng là chuyện vỉa hè chém gió vô thưởng vô phạt. Xem trên trang quan làm báo mới kinh, các thông tin của dân chém gió cứ ào ạt như bão, từng nhân vật cộm cán lắm tiền nhiều đô la nhất Việt nam được hé lộ lên mạng xã hội, cho thấy các ông trùm tại Việt nam còn giỏi hơn cả bố già Ý trong việc biến hệ thống quan chức trung ương của một Quốc gia thành những con rối để diễn trò.
 Mà cũng chưa biết kẻ nào biến kẻ nào thành con rối, cuối cùng quan trọng là kẻ nào có nhiều tiền gửi ở nhà băng Thụy sỹ, kẻ nào có nhiều biệt thự dát vàng tại các Quốc gia tư bản mà tiền được xây bằng mồ hôi và thuế của dân Việt.
 Bầu Kiên chỉ là một cái rễ trong chùm rễ mafia tại xứ rừng này mà thôi, nhiều cái rễ khác đang gấp rút thay hình đổi dạng để tháo chạy, thay cả hộ chiếu, chứng minh nhân dân nữa cho chắc ăn.
 Đi đâu, Hồng Kong hay Mỹ, EU...?
 Hãy thu mua thẻ đảng nhanh lên hỡi các chị em đồng nát đang kiếm ăn khắp Thủ đô, thứ ấy chỉ nay mai sẽ trở thành đồ hiếm và có giá lắm  đó.

 Tiền phong đưa tin :

'Bầu' Kiên bị bắt vì kinh doanh trái phép
  Tối 20-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt và khám xét nơi ở của ông Nguyễn Đức Kiên (SN 1964), người được biết đến với biệt danh “Bầu Kiên”.
Bầu Kiên được biết đến là một doanh nhân thành đạt gắn bó nhiều với bóng đá Việt Nam
Bầu Kiên được biết đến là một doanh nhân thành đạt gắn bó nhiều với bóng đá Việt Nam.

Được biết, ông Nguyễn Đức Kiên là cổ đông của nhiều ngân hàng như ACB, Đại Á… Ông Kiên cũng là phó Chủ tịch Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và là Chủ tịch CLB bóng đá Hà Nội.
Cuối giờ chiều qua, cơ quan điều tra bắt đầu tiến hành khám xét nơi ở của ông Kiên tại phường Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội). Đến khoảng 20 giờ 30, việc khám xét mới kết thúc.
Một nguồn tin cho hay, cơ quan chức năng đã thu giữ một số tài liệu và một ổ cứng máy tính tại nơi ở của ông Kiên.